HƯỚNG DẪN CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA CHUẨN - ĐẸP

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika và cụ thể là chống thấm bề mặt sàn nhà vệ sinh bằng sika là phương pháp chống thấm hiệu quả và có chi phí thấp. Việc chống thấm nhà vệ sinh là một hàng mục chống thấm quan trọng trong bất cứ công trình, xây dựng nào. Chính vì vậy, chúng tôi đề cập hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika chuẩn và đẹp cho hầu hết các công trình.

CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA CÓ TỐT KHÔNG?

Bên cạnh các vật liệu chống thấm khác, sika được biết đến là nguyên liệu chống thấm hiệu quả với chi phí thấp. Bởi sika khi ở dạng lỏng và có khả năng thẩm thấu trên hầu hết các bề mặt bê tông. Từ đó hình thành nên lớp màng chống thấm vững chắc. 

Một số ưu điểm khi thực hiện cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika phải kể đến như:

  • Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu nền nhà vệ sinh

  • Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm

  • Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng hay các góc cạnh.

  • Không đòi hỏi tay nghề thợ quá cao, quá chuyên nghiệp

Ngoài các ưu điểm khi thực hiện chống thấm bằng sika, cũng cần kể đến một số nhược điểm đó chính là:

  • Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika mất khá nhiều thời gian. Bởi vì công đoạn xử lý là phải chồng nhiều lớp. Khi chồng phải có thời gian chờ từng lớp khô, trung bình 1 lớp cần thời gian là 1 giờ để khô.

  • Bên cạnh đó, một số loại vật liệu sika khả năng đàn hồi kém, chúng dễ bị nứt vỡ nếu thi công trong thời tiết quá nắng.

Dựa vào ưu điểm và nhược điểm mà chúng tôi đã đưa ra, có thể kết luận việc chống thấm nhà vệ sinh bằng sika là phương pháp tốt và rất nên áp dụng cho các công trình, nhà cửa, khách sạn.

chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika là biện pháp chống thấm đơn giản cho hiệu quả cao

>>> Chống thấm nhà vệ sinh

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA CHUẨN ĐẸP

  1. Yêu cầu chuẩn bị bề mặt trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 

Để có thể thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika nhanh và cho chất lượng tốt nhất. Bạn cần có bước chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công thật tốt.

Đối với bề mặt nền nhà vệ sinh là bê tông, cần dọn dẹp sạch sẽ, tháo gỡ các vật cản có thể ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Nếu bề mặt nền nhà vệ sinh có các khuyết điểm như lỗ hổng, lỗ thoát nước, … chúng ta cần phải  xử lý để đảm bảo quá trình thi công được thuận lợi nhất.

Các chuyên gia vẫn có khuyến cáo chống thấm nhà vệ sinh bằng sika đạt hiệu quả tốt nhất khi vừa mới xây dựng, còn đối với các công trình cũ, hãy dựa vào mức độ tổn hại của công trình mà đưa ra quyết định có bóc tách toàn bộ lớp vỏ gạch bên ngoài hay không. Song song với đó, người ta còn phải tháo toàn bộ các thiết bị nhà vệ sinh đã lắp ráp. Cuối cùng, là làm sạch bề mặt để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thi công.

vật liệu sika chống thấm

Vật liệu sika trong chống thấm nhà vệ sinh

Xem thêm >>> chi phí xây nhà vệ sinh

  1. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình chống thấm bằng sika, chúng ta nên thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị vật liệu để chống thấm dột cho nhà vệ sinh

  • Chất kết nối góc nhựa Epoxy gồm 2 thành phần Sikadur 732

  • Vữa đã trộn sẵn không co ngót dùng để đổ bù cho Sikagrout 214-11

  • Hóa chất dùng để trám khe nối, cổ ống, khe nứt có gốc Polyurethane 1 thành phần của Sikaflex cóntruction

  • Hóa chất dùng để quét lót lên lớp trám khe bằng sika primer 3

  • Màng để chống thấm Bitume Polymer cải tiến một thành phần, có gốc nước sikaproof membrane

  • Phụ gia dùng để chống thấm có trộn vữa bê tông của sika latex

Bên cạnh các nguyên liệu cần thiết, chúng ta còn phải chuẩn bị nhân lực và trang bị máy móc, thiết bị để đảm bảo chất lượng và số lượng giúp cho quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika được thực hiện thuận lợi, đúng quy trình.

chống thấm bằng vật liệu sika

Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng vật liệu sika

>>> có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

  1. Tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

  • Trong trường hợp nhà vệ sinh đã lắp đường ống nước, chúng ta cần tiến hành đục mặt trên của lớp bê tông bao xung quanh ống. Sau đó, tạo thành một miệng hố khoảng 10x10 mm. Tiếp theo đó là tiến hành đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót  sikagrout 214-11

  • Còn nếu nhà vệ sinh chưa lắp đặt ống dẫn nước. Chúng ta nên phủ 1 lớp kết nối Epoxy Sikadur 732 lên phía trên bề mặt bê tông đã được làm sạch. Đổ một lớp vữa không co ngót sikagrout 214-11 xung quanh đường ống ngay từ  khi lớp kết nối bề mặt vẫn còn đang dính.

  • Quét một lớp sika primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của ống nhựa

  • Thi công chất chống kết dính bê tông lên bề mặt đáy nằm ngang của từng khe rãnh

  • Bơm hóa chất sikaFlaex Constrution để trám cổ ống vào rãnh

  • Quét lớp lót, pha loãng hóa chất sikaproof Membrane cùng với nước sạch, dùng cọ hoặc máy để phun xịt đều sika lên bề mặt bê tông với mật độ từ 0.2-0.3kg/m2. Đợi cho lớp chống thấm đó khô hoàn toàn, trung bình ta cần 1 giờ để có thể khô được lớp sika đó. 

  • Sau khi lớp chống thấm đó khô hoàn toàn, ta xịt thêm 2 lớp nữa. Và lưu ý, sau mỗi lần xịt, ta phải đợi cho sika khô hoàn toàn rồi mới xịt lớp tiếp theo. Trung bình, ta chỉ cần từ 3-4 lớp lót là đủ.

  • Trộn vữa kết nối với sika Latex và tiến hành quét phủ lên lớp sikaproof Menbrane mà bạn đã quét trước đó khoảng 2-3h đồng hồ. Chú ý quét sao cho bề dày lớp kết nối ở trong khoảng 1-2 mm là được.

  • Cuối cùng, bạn hãy phủ một lớp vữa chống thấm dột sika lên bề mặt lớp kết nối khi bề mặt nhà vệ sinh vẫn còn ẩm ướt.

  • Ngâm bề mặt sàn nhà vệ sinh trong nước trong vòng 24h trước khi tiến hành trang trí, lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh.

chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika là biện pháp chống thấm có hiệu quả cao

>>> Thiết bị nhà tắm trọn bộ

  1. Hoàn thành thi công ốp gạch và lát nền nhà vệ sinh

  • Dùng 5 phần chống thấm sika với 1 phần nước đổ vào rồi trộn đều bằng bay. Nếu khối lượng sika cần trộn lớn, bạn có thể sử dụng trộn điện với tốc độ thấp.

  • Thi công cùng với bay răng cưa để cắt chữ “V” dùng cho gạch nhỏ. Thi công cùng với bay răng cưa để cắt hình vuông dùng cho gạch lớn.

Lưu ý, những chỗ vừa mới được dán gạch ốp bừng chất kết dính thì bạn không nên tiến hành trám khe mà phải để như vậy trong vòng ít nhất là 24 giờ. Những nơi ít hút nước và không bị xốp thì thời gian chờ đợi sẽ kéo dài thêm ra tối thiểu là 3 ngày.

lát nền gạch nhà vệ sinh

Lát gạch nền nhà vệ sinh

>>> Địa chỉ củ vòi hoa sen giá rẻ Hà Nội

  1. Tiến hành trám khe gạch bằng vật liệu sika tile grout

  • Cho bột sika vào trong nước sạch trộn đều, cho đến khi đạt được độ sệt mịn giống như kem. Phải đảm bảo hỗn hợp thật mịn và không có chút lợn cợn nào.

  • Dùng chổi và bàn chải hoặc 1 miếng bọt biển để đưa vôi vữa vào trong khe khô. Sau đó dùng miếng bọt biển đã được làm ẩm để loại bỏ hết vữa dư thừa trên bề mặt gạch.

trám khe gạch bằng vật liệu sika

Trám khe gạch bằng vật liệu sika

Trên là cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika đơn giản và chuẩn đẹp nhất mà Rangos đã tổng hợp lại cho bạn đọc. Với mong muốn sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika. Nếu bạn đọc cần thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ mua hàng, hãy  chat với chúng tôi qua bong bóng chát dưới màn hình. Hoặc liên hệ hotline: 1900 066 686, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và phục vụ.

Nguồn: https://rangos.vn

Các tin tức liên quan

Liên hệ tư vấn

1900 066 686