- fdb::HOME
- CHIA SẺ KIẾN THỨC
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO SÀN NHÀ VỆ SINH VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI THI CÔNG
Cấu tạo sàn nhà vệ sinh là một hạng mục quan trọng khi thiết kế thi công nhà vệ sinh. Làm sao để có thể thi công sàn nhà vệ sinh đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn khi sử dụng, hãy tham khảo hết bài viết sau của chúng tôi.
Trước khi thi công sàn nhà vệ sinh, chúng ta cần nắm rõ được cấu tạo sàn nhà vệ sinh có như vậy bạn mới có thể thi công sàn nhà vệ sinh với đầy đủ công năng. Dựa vào kiến thức của chuyên gia kiến trúc sư chuyên nghiệp, cấu tạo sàn nhà vệ sinh gồm có hai loại chính đó là cấu tạo của sàn nhà vệ sinh toàn khối và cấu tạo của sàn nhà vệ sinh lắp ghép.
Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh
Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh toàn khối gồm có 4 lớp chính là lớp áo sàn (mặt sàn), lớp tạo độ dốc, lớp kết cấu chịu lực; lớp trần sàn nhà vệ sinh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo của sàn nhà vệ sinh nhé.
Lớp áo sàn (mặt sàn): Lớp này được xây dựng thấp hơn so với nền nhà khoảng 5-10 cm. Tính năng chính là bảo vệ độ dốc của sàn nhà và tăng tính thẩm mỹ. Lớp áo sàn nên sử dụng nguyên liệu cách nước tốt như xi măng hoặc cát, gạch gốm, gạch xi măng. Việc sử dụng nguyên liệu chống thấm ngoài việc tạo độ dốc cho sàn nhà tắm, còn có tác dụng trong việc chống thấm nước xuống tầng dưới, chống thấm lên tường cho nhà vệ sinh. Và để thuận tiện cho việc sử dụng trong môi trường nước, loại gạch chống trơn trượt thường được sử dụng trong lớp này.
Lớp tạo dốc: Đây là một bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo sàn nhà vệ sinh. Nó giúp khu vực này không bị ứ đọng nước. Độ dốc của sàn nhà vệ sinh lý tưởng là 1%-1.5% hướng về phía miệng thu nước. Nguyên liệu chính của lớp tạo dốc chính là bê tông, gạch vỡ.
Lớp kết cấu chịu lực: Lớp kết cấu chịu lực chúng ta thường đổ bê tông thép mác 200 độ dày khoảng 80-100mm.
Lớp trần sàn nhà vệ sinh: Giúp làm sạch, đẹp và bảo vệ độ bền cho lớp kết cấu chịu lực. Với cấu tạo sàn nhà vệ sinh, chúng ta có sử dụng vữa, xi măng mác 75, độ dày là 10mm. Bạn cũng có thể đổ bê tông cốt thép dày khoảng 40mm, cao 20mm cùng với lớp kết cấu chịu lực để giúp chống thấm lên tường.
Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh toàn khối
Về bản chất, cấu tạo của sàn nhà vệ sinh lắp ghép tương tự như cấu tạo của sàn nhà vệ sinh toàn khối. Điểm khác biệt ở đây chính là ở lớp cấu kết chịu lực, thay vì phải đổ bê tông cốt thép tại chỗ thì phương án này sử dụng tấm đan bê tông cốt thép hoặc panel hình chữ U, nhưng vẫn phải gia cố thêm một lớp bê tông dày khoảng 40mm để có thể khả năng chống thấm hiệu quả nhất.
Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh lắp ghép
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của sàn nhà vệ sinh chúng ta cần thi công sàn nhà vệ sinh đúng kỹ thuật. Một số lưu ý khi thi công cấu tạo sàn nhà vệ sinh mà mọi người cần quan tâm như sau:
Đây là vấn đề quan trọng nhất khi thi công cấu tạo sàn nhà vệ sinh. Nếu nhà vệ sinh ở tầng một, bạn có thể không cần quá chú trọng đến vấn đề chống thấm thấm nhà vệ sinh, tuy nhiên nếu nhà vệ sinh ở tầng 2, tầng 3 trở lên thì bạn đặc biệt cần quan tâm đến chống thấm sàn nhà vệ sinh.
Chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục quan trọng trong khi xây dựng
Nếu cấu tạo sàn nhà vệ sinh không được chống thấm hiệu quả, nước sẽ thấm ngược xuống tầng dưới. Điều đó không những gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của căn nhà mà còn làm ảnh hưởng đến cấu trúc tòa nhà.
Để đảm bảo sự an toàn, tiện lợi khi sử dụng, bạn nên quan tâm đến độ dốc sàn nhà vệ sinh bởi nếu độ dốc không đảm bảo, nước trong nhà vệ sinh sẽ thoát nước chậm và có thể sẽ bị trào ra nền nhà, nền bếp.
Để đảm bảo sự an toàn, tiện lợi khi sử dụng, bạn nên quan tâm đến độ dốc sàn nhà vệ
Còn nếu độ dốc sàn nhà vệ sinh quá nhiều, có thể dẫn đến những sự cố không mong muốn như trơn trượt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh hợp lý từ 1%-1.5% hướng về phía miệng thu nước.
Bề mặt nhà vệ sinh có đặc điểm luôn ẩm ướt, chính vì vậy để tăng tính chống thấm cũng như tính thẩm mỹ và hạn chế sự trơn trượt, chúng ta thường sử dụng gạch chống trơn cho nhà vệ sinh.
Gạch ốp nền nhà vệ sinh chống trượt
Để có thể đưa ra quyết định làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương sàn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai loại cấu tạo sàn nhà này nhé.
Sàn nhà vệ sinh âm là mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà. Dễ hiểu hơn là nền của sàn nhà vệ sinh thấp hơn so với nền nhà.
Còn sàn nhà vệ sinh dương là mặt sàn nhà vệ sinh sẽ bằng mặt trên của đà. Chính vì vậy, khi thi công xây dựng hoàn chỉnh nền của nhà vệ sinh thường sẽ có bằng hoặc cao hơn nền nhà.
Trên thực tế, sàn nhà vệ sinh âm có tính thẩm mỹ cao hơn, còn sàn nhà vệ sinh dương lại có ưu điểm dễ dàng sửa chữa. Vì vậy, tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân, mà bạn sẽ có sự lựa chọn cho mình.
Sàn nhà vệ sinh dương và cách khắc phục
Thông thường, mọi người hay lựa chọn làm nền nhà vệ sinh âm bởi tính thẩm mỹ cũng như phù hợp với phong thủy. Còn sàn nhà vệ sinh dương thường gặp phải trường hợp nước trong nhà vệ sinh tràn ra nền nhà bếp, nền nhà. Có nhiều cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà, bạn có thể khắc phục điều đó bằng cách đơn giản là xây một gờ chắn trước cửa ra vào.
Trên là những thông tin liên quan đến cấu tạo sàn nhà vệ sinh và những lưu ý khi thi công xây dựng để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn khi sử dụng. Nếu bạn đọc cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần mua thiết bị nhà tắm thì vui lòng liên hệ Rangos qua bong bóng chát dưới màn hình hoặc liên hệ hotline 1900 066 686.
Nguồn : https://rangos.vn
Các tin tức liên quan