NHỮNG KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ NHÀ VỆ SINH TRONG NHÀ ỐNG

Nhà vệ sinh trong nhà ống là điều rất quen thuộc trong cuộc sống hiện nay vì mô hình nhà ống rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng bạn đã thực sự biết cách bố trí và thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống đúng cách chưa, hãy cùng Rangos lưu lại những kinh nghiệm hay sau đây nhé.

Kinh nghiệm khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống.

Nhà ống là mô hình nhà cửa dân dụng khá phổ biến tại Việt Nam và được xây dựng nhiều ở các khu mặt phố đông đúc và diện tích nhà hẹp. Để có một nhà vệ sinh trong nhà ống đẹp, sử dụng thoải mái mà vẫn đảm bảo sinh hoạt của gia đình ta nên tính toán và cân nhắc kỹ đến vị trí và diện tích của nhà vệ sinh.

Những kinh nghiệm hay thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

1. Diện tích chuẩn nhà vệ sinh cho nhà ống.

 

Đối với nhà ống không thể thiết kế nhà vệ sinh quá to được vì phải nhường diện tích cho các không gian khác. Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý nhất là 3m2 đến 4 m2 không quá nhỏ mà cũng không quá to.

Với diện tích này chúng ta hoàn toàn có thể bố trí một nhà vệ sinh hoàn thiện đầy đủ tiện nghi với đủ 3 khu bồn cầu, chậu rửa, sen tắm.

Nhà vệ sinh trong nhà ống diện tích nhỏ nhưng vấn đầy đủ tiện nghi

2. Vị trí nên đặt nhà vệ sinh cho nhà ống.

 

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường được thiết kế ở cuối ngôi nhà để đảm bảo vệ sinh riêng và thiết kế đường thoát nước thuận lợi. 

Bên cạnh đó nhà vệ sinh đặt cuối ngôi nhà là một ý đồ có chủ đích trong phong thủy. Nơi đây là nơi chứa uế khí trong nhà, nên cần được đặt ở một nơi khuất tầm nhìn và không gây ảnh hưởng đến phong thủy các phòng khác.

Nếu nhà ống của bạn được xây theo kiểu nhà tầng thì khu vực chống dưới gầm cầu thang rất tốt để thiết kế nhà vệ sinh phụ để tăng tính tiện nghi trong ngôi nhà của bạn hơn.

Trong trường hợp này, bạn nên lưu ý thêm về nhà vệ sinh tầng trên không nên đặt trên phòng ngủ, nhà bếp và đặc biệt là phòng thờ kẻo mang tai họa đến cho gia đình nhé.

Nhà vệ sinh thiết kế ngày trong phòng ngủ cũng là một ý tưởng hay để bạn có thể tiết kiệm diện tích và khai mở các không quan khác như nhà bếp, phòng ngủ.

Nhà vệ sinh trong nhà ống nên để ở cuối nhà

3. Hướng nhà vệ sinh cho nhà ống.

 

Giống như vị trí nhà vệ sinh thì hướng đặt cửa nhà vệ sinh cũng quan trọng không kém và có ý nghĩa sâu sắc về phong thủy gia đình bạn.

Nhà vệ sinh không nên đối diện với phòng ngủ, nhà bếp, phòng thờ, phòng khách: Sự ô nhiễm trong nhà vệ sinh có thể dễ dàng gây ảnh hưởng đến các không gian sinh hoạt khác trong nhà bạn và đặc biệt khí xấu nơi đây sẽ bay sang nơi khác gây ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ.

Nhà vệ sinh không nên để đối diện cửa với các phòng khác

Mẫu nhà vệ sinh trong nhà ống đẹp

1. Nhà vệ sinh theo kiểu kết hợp và phân khu hợp lý.

 

Đối với nhiều ngôi nhà diện tích không cho phép thì việc kết hợp nhà vệ sinh và nhà tắm trong cùng một không gian lại là giải pháp tốt hơn. 

Khi kết hợp nhà vệ sinh vẫn có thể đảm bảo sự an toàn và sạch sẽ 

2. Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang.

 

Đây là vị trí lý tưởng để đặt nhà vệ sinh phụ trong gia đình bạn, nó vừa giúp tiết kiệm diện tích, tận dụng không gian sống và tăng tính tiện nghi cho ngôi nhà của bạn.

Nhà vệ sinh trong nhà ống nên để ở gầm cầu thang

3. Nhà vệ sinh trong phòng ngủ.

 

Đối với các gia đình đông thành viên và việc bố trí thêm một nhà vệ sinh trong không gian eo hẹp của nhà ống là rất khó thì thiết kế nhà vệ sinh ngay trong phòng ngủ là giải pháp khá hay và đem lại hiệu quả cao.

Thiết kế nhà ống chớ bỏ qua nhà vệ sinh trong phòng ngủ nhé

Rangos mong rằng qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều ý tưởng thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống và chắc chắn bạn sẽ có một không gian lý tưởng cho cả gia đình mình.

Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc và muốn nhận thêm tư vấn từ Rangos hãy chát với chúng tôi qua bong bóng chát dưới màn hình. Hoặc liên hệ hotline: 1900 066 686, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và phục vụ. 

 

Các tin tức liên quan

Liên hệ tư vấn

1900 066 686